Nước ion kiềm có phải loại nước tốt nhất không?

Không chất bảo quản, nguyên liệu an toàn, nguồn gốc tự nhiên là những từ khóa dẫn đầu xu hướng lựa chọn đồ uống của người tiêu dùng hiện nay. Để duy trì lối sống sống lành mạnh, đồ uống Healthy là một phần không thể thiếu. Bởi thức uống tốt không chỉ cung cấp năng lượng, vitamin cần thiết cho cơ thể mà còn có thể hỗ trợ phòng ngừa một số loại bệnh nguy hiểm. Nằm trong xu hướng đó, lựa chọn nước uống ion kiềm đang dần trở thành từ khóa Hot nhất trên bảng xếp hạng. Vậy loại nước này có thực sự là loại nước tốt nhất hiện nay?

Nước sạch liệu đã an toàn?

Năm 2009, bộ Y tế ra thông tư số 04/2009/TT-BYT quy định rõ tiêu chuẩn về nguồn nước sạch với 109 chỉ tiêu cho phép. Thêm vào đó tiêu chuẩn QCVN ban hành ngày 06/1/2020 của Bộ Y Tế cũng chỉ ra 21 chỉ tiêu hóa và 5 chỉ tiêu vi sinh để một nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước sạch, có thể uống ngay mà không cần đun sôi. Tại Việt Nam, nước sạch là nước đã qua xử lý tại nhà máy đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn, vi trùng, không lẫn tạp chất, hóa chất dư thừa theo tiêu chuẩn về độ sạch trước khi đến tay người tiêu dùng. Với tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề như Việt Nam thì việc có nguồn nước sạch sử dụng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên quá trình làm sạch này thường cần đến clo để loại bỏ vi sinh vật có hại. Điều này vô tình khiến nước bị oxy hóa và việc sử dụng lâu dài sẽ khiến cơ thể hình thành gốc tự do có hại, khiến các mầm bệnh có điều kiện tật tấn công. Mặt khác dù đã được xử lý nhưng nguồn nước ở nhiều khu vực Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí sạch khi đến tay người dùng. Nguyên nhân của tình trạng này là do đường ống dẫn bị gỉ sét, chất lượng công trình xuống cấp, không đảm bảo khiến chất độc hại tăng cao. Dẫu khó có thể nhìn bằng mắt thường, nguy cơ nước bẩn tại nhiều khu vực nước ta vẫn là rất cao. Vì vậy nhiều gia đình đã sử dụng máy lọc nước RO(thẩm thấu ngược) để tạo nước tinh khiết trước khi uống. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nước uống tinh khiết vẫn chưa phải là nguồn nước tốt và phù hợp với những gì cơ thể đang cần.

Nước tinh khiết sạch nhưng chưa đủ tốt

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn – chủ nhiệm bộ môn công nghệ hóa học, trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội): “Quá trình bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể thông qua đường uống thường hiệu quả hơn đường ăn rất nhiều. Cụ thể trung bình mỗi ngày, người trưởng thành có thể uống từ 2-4 lít nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ khoáng chất. Tuy nhiên với nước tinh khiết được lọc từ công nghệ RO hoặc IE(trao đổi ion) các khoáng chất tự nhiên ban đầu đã bị loại bỏ trong quá trình xử lý nước. Vì vậy, việc sử dụng nước tinh khiết trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị suy giảm đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh. Cùng nhận định này, bác sĩ Andy Sun hiện là cán bộ cao cấp tại bệnh viện Đại học quốc dân Đài Loan cũng cảnh báo: “Nhiều người vẫn quan niệm nước tinh khiết tốt cho sức khỏe nhưng ngoài việc sạch thì nguồn nước này chắc chắn không phải là nguồn nước mà con người đang cần. Quá trình tạo ra nước tinh khiết sẽ làm sạch các chất độc hại nhưng cũng khiến các khoáng chất tự nhiên bị loại bỏ”.

Nước kiềm đã phải loại nước tốt nhất chưa?

Khác với nước tinh khiết, nước kiềm là loại nước có độ pH >7.0 với khả năng trung hòa axit rất tốt. Theo các chuyên giakhông phải tất cả các loại nước kiềm đều dùng để uống được bởi nếu sử dụng không đúng giới hạn cho phép cơ thể bạn có thể gặp một số rủi ro lớn. Dưới đây là những phương pháp có thể tạo ra tính kiềm cho nước gồm:

Sử dụng Baking Soda: Baking Soda có độ kiềm cao, pH khoảng 9.0 nên khi trộn với nước lọc sẽ làm tăng tính kiềm.
    Sử dụng chanh: Chanh ở dạng tự nhiên có tính axit pH khoảng 2.0. Tuy nhiên khi vắt chanh vào nước và sử dụng uống thì nước chanh lại có khả năng chuyển hóa thành nước kiềm.
    Sử dụng thuốc điều chỉnh pH: Một số loại thuốc điều chỉnh pH có khả năng giúp tăng tính kiềm trong nước.

Tuy nhiên các phương pháp tạo tính kiềm này thường không được các chuyên gia y tế khuyến cáo. Bởi nếu quá lạm dụng, cơ thể bạn có thể gặp phải một số rủi ro nhất định. Vậy nên thay vì sử dụng các chất phụ gia tạo kiềm, các nhà khoa học đã phát minh ra công nghệ lọc nước mới. Cụ thể:

Sử dụng lõi bù khoáng: Một số máy lọc nước có công nghệ lọc RO đã dùng lõi bù khoáng vào cuối quá trình lọc để tạo ra tính kiềm. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về tính kiềm từ lõi bù khoáng có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe con người hay không.
    Máy lọc nước ion kiềm: Sử dụng công nghệ điện phân tiên tiến để tạo ra nguồn nước kiềm, PH>7.0.

So với nước kiềm, nước ion kiềm có lợi ích vượt trội hơn hẳn nhờ cấu trúc phân tử siêu nhỏ, khả năng trung hòa axit cao, dễ dàng bù nước và thẩm thấu nhanh chóng vào tế bào. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là nguồn nước “chân ái” giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật hiệu quả. Theo các chuyên gia nước ion kiềm giàu hydro được tạo ra từ máy điện giải mới là lựa chọn tối ưu nhất cho con người. Bởi Hydro phân tử (hydrogen) trong loại nước này có khả năng tiêu diệt các gốc tự do gây hại, giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật hiệu quả. Hydrogen cũng được đưa vào chuẩn mực để đánh giá chất lượng nước ion kiềm hiện nay.

Nước ion kiềm giàu Hydro – Nguồn nước tốt nhất hiện nay

Như đã biết, nước ion kiềm giàu hydro là loại nước được tạo ra từ máy điện giải ion kiềm đạt chuẩn thiết bị y tế. Đây chính là nguồn nước sạch và tốt nhất hiện nay, được công nhận và chứng minh tại nhiều nghiên cứu lâm sàng bởi những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sức khỏe. Nước ion kiềm giàu hydro sở hữu trọn vẹn những đặc tính của nguồn nước quý như giàu tính kiềm tự nhiên, nồng độ Hydro hòa tan cao, giàu vi khoáng cần thiết, phân tử nước có cấu trúc siêu nhỏ.

Nước có khả năng:

Đưa cơ thể về trạng thái cân bằng với tính kiềm nhẹ từ 7.3- 7.4, giúp trung hòa lượng axit dư thừa, hạn chế các tác nhân gây bệnh liên quan dạ dày, đường ruột, đại tràng.
Loại bỏ gốc tự do, chống oxy mạnh nhờ hydro phân tử dồi dào.
Bổ sung khoáng chất tự nhiên như Ca, Mg, Na, K để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa loãng xương.
Nước sẽ trải qua các tầng lọc công nghệ cao nên đảm bảo loại bỏ toàn bộ tạp chất và vi khuẩn có hại, đáp ứng tiêu chuẩn sạch của bộ y tế.

Lên đầu trang